Thứ năm, 23/01/2025, 10:30 (GMT+7)

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan và tổ chức theo Luật phòng, chống thiên tai

Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của toàn xã hội. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức theo Luật phòng chống thiên tai, từ đó nâng cao nhận thức và hành động kịp thời khi đối mặt với thách thức từ thiên nhiên.

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức trong phòng, chống thiên tai

Việt Nam, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nất bởi thiên tai, đã đề ra nhiều chính sách nhằm ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Trong đó, Luật phòng, chống thiên tai đóng vai trò quan trọng như kim chỉ nam hướng dẫn các hoạt động của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân. Đặc biệt, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội đã được quy định rõ ràng tại Chương III, Điều 25, 36 và 37 của Luật phòng, chống thiên tai. 

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế

Theo Điều 35, chương III của Luật phòng, chống thiên tai, các tổ chức kinh tế có những quyền sau:

  • Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai đối với cộng đồng theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Tham gia đầu tư dự án xây dựng công trình phòng, chống thiên tai kết hợp đa mục tiêu theo quy hoạch, kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và được khai thác lợi ích do việc đầu tư mang lại theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ sau đây:

  • Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất của mình và tổ chức sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn trước thiên tai;
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;
  • Khi đầu tư xây dựng công trình phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trước rủi ro thiên tai; chấp hành quy định về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai;
  • Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai; tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai theo kế hoạch của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương;
  • Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện biện pháp phòng, chống thiên tai;
  • Chấp hành lệnh huy động khẩn cấp nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó tình huống khẩn cấp;
  • Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai;
  • Tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa phương trong khả năng của mình;
  • Đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ.
Chung tay phòng chống thiên tai

Chung tay phòng chống thiên tai

Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam

Theo Điều 36, 37, chương III của Luật phòng, chống thiên tai, các cơ quan, tổ chức này có những quyền sau:

  • Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  • Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai;
  • Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể;
  • Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của Luật này.
  • Được trả công lao động, hoàn trả hoặc bồi thường vật tư, phương tiện, trang thiết bị tham gia ứng phó khẩn cấp thiên tai theo lệnh huy động của cơ quan, người có thẩm quyền;
  • Tiếp cận thông tin về phòng, chống thiên tai do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
  • Tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai;
  • Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống thiên tai; nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai phù hợp với điều kiện cụ thể;
  • Được cứu trợ, hỗ trợ khi bị thiệt hại do thiên tai theo quy định của Luật này.
Hỗ trợ phòng chống thiên tai

Hỗ trợ phòng chống thiên tai

Các tổ chức trên cũng có những nghĩa vụ sau:

  • Chủ động xây dựng, bảo vệ công trình, cơ sở vật chất thuộc phạm vi quản lý bảo đảm an toàn trước thiên tai;
  • Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống thiên tai;
  • Tuân thủ quyết định huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai;
  • Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong phạm vi quản lý của mình khi bị tác động của thiên tai.

Chúng tôi đang hành động
vì thiên tai và biến đổi khí hậu

Xem thêm các bài viết khác